Cấu tạo bồn cầu: Chi tiết từng bộ phận, nguyên lý hoạt động

Tìm hiểu cấu tạo bồn cầu giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Hãy xem tiếp bài viết này, Kingroom sẽ giúp bạn nắm rõ từng bộ phận của bồn cầu và trả lời một số câu hỏi thường gặp nhé! 

Tìm hiểu cấu tạo bồn cầu bệt

Bồn cầu bệt sẽ được chia làm hai loại: 1 khối và 2 khối, cấu tạo những kiểu bồn cầu này sẽ tương đối giống nhau, như sau: 

Cấu tạo bồn cầu 1 khối

Bồn cầu 1 khối (bồn cầu liền khối) có bệ ngồi và két nước không cách rời nhau, tạo thành một khối tổng thể chắc chắn mang đến cảm giác sang trọng cho phòng vệ sinh. Dựa theo các thiết kế phổ biến, về cơ bản loại bồn cầu này sẽ được chia làm 3 phần chính: 

  • Thân bồn cầu.
  • Nắp bồn cầu.
  • Vòi xịt vệ sinh.
Mẫu bồn cầu liền khối đẹp tinh tế
Mẫu bồn cầu liền khối đẹp tinh tế

Xem thêm: Bồn cầu liền khối là gì? Mọi thứ cần biết về bồn cầu 1 khối

Cấu tạo bồn cầu 2 khối

Có thể hiểu đơn giản, bồn cầu 2 khối chia bệ ngồi và két nước thành hai bộ phận tách rời nhau. Kiểu dáng này khá phổ biến và có thể phù hợp với đa dạng không gian và phong cách nhà tắm. Một bộ bồn cầu 2 khối hoàn chỉnh sẽ có các chi tiết chính như:

  • Thân bồn cầu.
  • Két nước tách rời.
  • Nắp bồn cầu.
  • Vòi xịt vệ sinh.
Cấu tạo bồn cầu hai khối 
Cấu tạo bồn cầu hai khối

Chi tiết cấu tạo bồn cầu bệt

Kingroom sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về kết cấu bồn cầu bệt ngay sau đây: 

Két nước bồn cầu bệt

Là bộ phận dự trữ nước thường được lắp đặt phía sau/bên trên bồn cầu. Chức năng của nó là cung cấp nước, tạo ra dòng chảy với áp lực mạnh để xả sạch chất thải, bộ phận này có thể được làm từ sứ, nhựa hoặc chất liệu đồng bộ với thân bồn cầu và bên trong có các linh kiện như:  

Phao bồn cầu – Float Ball, Float Cup

Phao bồn cầu – bộ phận kiểm soát mực nước trong két của thiết bị. Khi nước giảm, phao sẽ hạ xuống (tự động) để kích hoạt van cấp nước. Và ngược lại, khi nước đạt đến giới hạn cụ thể, chi tiết này sẽ được nâng lên để ngắt van. 

Phao Float Ball của bồn cầu 
Phao Float Ball của bồn cầu
Ống nạp lại – Refill Tube

Trong cấu tạo bồn cầu, chức năng của ống nạp lại là duy trì mực nước chuẩn trong lòng bồn chứa để ngăn mùi hôi toát ra từ hệ thống xả. Nó hoạt động bằng cách dẫn nước từ van cấp vào lòng bồn cầu sau khi người dùng xả chất thải. 

Bóng bể – Ballcock

Bóng bể còn được biết đến như van kiểm soát lượng nước đổ vào két của thiết bị vệ sinh. Khi nâng lên, nó mở đường có nước chảy vào bồn chứa. Đến thời điểm mực nước dâng cao lên, ballcock sẽ tự động chìm xuống để đóng van và ngăn tràn. 

Xích nâng – Chain

Xích nâng kết nối lẫy gạt nước và nắp đậy cao su trong két nước. Sau khi người dùng gạt lẫy, xích nâng sẽ kéo nắp cao su lên cho nước chảy ra lòng bồn cầu. 

Van xả nước – Flapper

Trong cấu tạo bồn cầu, loại van này giúp điều khiển luồng nước từ két xuống lòng bồn cầu. Nó hoạt động thông qua tín hiệu từ lẫy gạt: Xích nâng kéo mở van để nước chảy xuống và đóng lại, giữ nước sạch trong két chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo. 

Lẫy gạt nước – Trip Lever

Bộ phận này sẽ kích hoạt việc xả nước sau khi người dùng đi vệ sinh. Khi có tác động, lẫy sẽ mở van để dòng nước từ két chảy xuống cuốn trôi chất thải. Lưu ý: Tùy từng sản phẩm, lẩy gạt nước có thể được thay thế bằng nút bấm. 

Bộ phận lẫy gạt nước 
Bộ phận lẫy gạt nước
Ống chống tràn – Overflow Tube

Chi tiết này sẽ ngăn tình trạng tràn nước ra ngoài két khi van cấp gặp sự cố. Trường hợp két dự trữ đã vượt qua mức giới hạn, nước sẽ theo ống tràn đi trực tiếp xuống bồn cầu. 

Nút xả nước – Flush Valve seat

Là điểm tiếp xúc giữa lẫy gạt, xích nâng và nắp cao su trong cấu tạo bồn cầu. Khi có tác động vào lẫy gạt, nút xả mở để nước từ két đổ xuống bồn cầu, loại bỏ hoàn toàn chất thải. 

Đường nước xuống bồn cầu – nlet

Đây là đường ống dẫn nước từ két dự trữ xuống lòng bồn cầu để cuốn các chất thải sau khi người dùng đi vệ sinh. Hệ thống này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hiệu quả xả nước và đảm bảo quá trình vệ sinh diễn ra suôn sẻ. 

Bộ phận đường nước xuống bồn cầu 
Bộ phận đường nước xuống bồn cầu

Thân bồn cầu

Thân bồn cầu sẽ bao gồm các khu vực chính như: Lòng bồn cầu, bệ ngồi, đế bồn cầu (nếu có). Chức năng chủ yếu của bộ phận này là chứa và xử lý chất thải sinh hoạt – đưa chúng qua đường ống lớn chuyển xuống bể phốt. Về cấu tạo bồn cầu, phần thân sẽ có các chi tiết như: 

Đường ống chất thải – outlet

Là ống dẫn chất thải từ lòng bồn cầu ra hệ thống xử lý, thường có đường kính lớn từ 8cm. Về cơ bản, khi nước được xả xuống sẽ cuốn chất thải theo đường ống này chảy vào hệ thống thoát nước đến bể phốt của ngôi nhà. 

Bộ phận đầu đường ống chất thải 
Bộ phận đầu đường ống chất thải
Đập chặn nước – weir

Trong cấu tạo bồn cầu, đập chặn nước (weir) có nhiệm vụ giữ lại một lượng nước nhất định trong lòng bồn cầu để ngăn mùi hôi bốc lên từ hệ thống đường ống xả thải. 

Water seal

Hiểu đơn giản thì đây là phần nước được giữ lại trong lòng bồn cầu, nhờ vào chức năng của đập chặn nước. Nó tạo ra một lớp chân không trên đường ống xả thải, giúp ngăn mùi hôi bốc lên từ bể phốt, giữ cho bầu không khí luôn sạch sẽ, dễ chịu. 

Bệ ngồi – Toilet Bowl

Bệ ngồi là phần không thể thiếu để có cấu tạo bồn cầu hoàn chỉnh – nơi người dùng ngồi lên khi đi vệ sinh. Nó được thiết kế để chịu lực tốt, có kết cấu chắc chắn và phải đảm bảo sự thoải mái, an toàn.

Bộ phận bệ ngồi 
Bộ phận bệ ngồi

Vòi xịt bệt vệ sinh

Vòi xịt sẽ giúp người dùng thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi sử dụng bồn cầu. Trên thiết bị này sẽ có cần gạt/nút bấm để nước phun ra qua đầu vòi, từ đó làm sạch vùng kín hiệu quả thay cho giấy vệ sinh. Vòi xịt thường được lắp đặt bên cạnh bồn cầu để đảm bảo tính thuận tiện khi sử dụng. 

Bộ phận vòi xịt 
Bộ phận vòi xịt

Nắp đậy bồn cầu

Chiếc nắp đậy giúp cấu tạo bồn cầu trở nên hoàn hảo hơn, nó sẽ ngăn mùi hôi bốc lên và bụi bẩn xâm nhập vào bên trong. Khi không sử dụng, người dùng có thể đóng nắp lại để giữ vệ sinh và tính thẩm mỹ cho phòng tắm. Các mẫu bồn cầu thông minh còn có công nghệ trợ lực cho phần nắp để không gây ra tiếng ồn. 

Bộ phận nắp đậy 
Bộ phận nắp đậy

Tìm hiểu cấu tạo bồn cầu xổm

Về cơ bản, kết cấu bồn cầu xổm sẽ gồm: 

  • Bộ xả nước: Là bộ xả được lắp đặt bên trên thiết bị vệ sinh với chức năng cung cấp lượng nước phù hợp để loại bỏ chất thải sau khi người dùng sử dụng.
  • Bộ bệt ngồi: Nơi người dùng ngồi xổm vào để đi vệ sinh, thông thường hai bên thành bồn cầu sẽ có các đường vân 3D giúp hạn chế vấn đề trơn trượt.
Cấu tạo bồn cầu xổm chi tiết
Cấu tạo bồn cầu xổm chi tiết

Tìm hiểu cấu tạo bồn cầu treo tường 

Bồn cầu treo tường được lắp đặt trực tiếp trên bề mặt tường (không chạm sàn). Thiết kế này thường sử dụng cho các mẫu bồn cầu thông minh, nó tạo nên cảm giác thoáng đãng hơn cho phòng tắm của bạn. Cấu tạo bồn cầu treo tường khá giống với bồn cầu bệt, gồm các bộ phận chính như: 

  • Thân bồn cầu (ống xả thải, đập chặn nước,…).
  • Hệ thống giá đỡ, giữ cố định thiết bị trên tường. 
  • Két nước âm tường (phao, ống chống tràn,…).
  • Nắp bồn cầu – nhiều mẫu có trợ lực chống ồn. 
  • Vòi xịt vệ sinh lắp đặt gần khu vực bồn cầu. 
  • … 
Tìm hiểu kết cấu của bồn cầu treo tường
Tìm hiểu kết cấu của bồn cầu treo tường

Xem thêm: Bồn cầu tự động là gì? So sánh bồn cầu thông minh và cơ bản

Câu hỏi thường gặp

Kingroom sẽ giải đáp giúp bạn các câu hỏi phổ biến liên quan đến bồn cầu vệ sinh, cụ thể: 

Bồn tiểu nam có cấu tạo như thế nào? 

Bên cạnh cấu tạo bồn cầu, Kingroom sẽ giới thiệu đến bạn một thiết bị tương đối phổ biến khác là bồn tiểu dành riêng cho nam giới. Cấu tạo của nó sẽ gồm:

  • Thân bồn tiểu. 
  • Ống thoát nước. 
  • Gioăng chống rò rỉ.
  • Ống cấp nước xả thải.
  • Van/cần gạt xả thải.
  • Giá treo cố định. 
  • … 
Cấu tạo bộ bồn tiểu nam phổ biến
Cấu tạo bộ bồn tiểu nam phổ biến

Cách thức hoạt động của bồn cầu là gì? 

Bồn cầu hoạt động khi bạn nhấn nút xả sau quá trình đi vệ sinh, nước từ két chứa được đẩy mạnh xuống lòng bồn cầu qua van xả để cuốn trôi chất thải vào bể phốt. Sau khi xả, van đóng và giữ lại một lượng nước giúp ngăn mùi từ hệ thống xử lý chất thải. 

Bồn cầu 1 khối và bồn cầu 2 khối khác nhau điểm gì? 

Tiêu chí  Bồn cầu 1 khối  Bồn cầu 2 khối 
Thiết kế  Bồn cầu và két nước liền khối. Bồn cầu và két nước tách rời. 
Kích thước Kiểu dáng thường nhỏ gọn. Lớn hơn, cồng kềnh hơn. 
Lắp đặt  Lắp đặt khá dễ dàng. Lắp đặt phức tạp hơn.
Thẩm mỹ  Hiện đại, sang trọng.  Truyền thống (tùy mẫu).
Giá thành Cao, từ 2.000.000VND. Rẻ hơn, từ vài trăm VND. 
Sửa chữa Khó sửa chữa.  Dễ sửa chữa.

Sử dụng loại bồn cầu nào thì tốt cho sức khỏe? 

Trên thực tế, bồn cầu ngồi xổm sẽ phù hợp với cấu tạo đường ruột tự nhiên của con người – giúp người dùng dễ dàng đi vệ sinh, tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già thì việc sử dụng bồn cầu ngồi bệt (loại phổ biến) sẽ thuận tiện, an toàn và tránh rủi ro té ngã. 

Xem thêm: 7 cách vệ sinh bồn cầu [bí quyết loại bỏ vết ố vàng tại nhà]

Ưu nhược điểm của bồn cầu xổm là gì? 

Bồn cầu xổm có nhược điểm lớn nhất là khiến người dùng cảm thấy mỏi chân nếu sử dụng lâu. Nhưng bên cạnh đó, nó lại sở hữu không ít điểm sáng như: Dễ dàng tẩy rửa, giá thành rẻ (từ vài trăm VND), hỗ tốt cho việc đi vệ sinh, ngăn các tình trạng lây nhiễm bệnh về da,… 

Vừa rồi Kingroom đã giúp bạn hiểu chi tiết về cầu tạo bồn cầu bệt, xổm, treo tường và giải đáp hàng loạt câu hỏi có liên quan. Mong rằng những thông tin trên sẽ có giá trị với bạn và đừng quên liên hệ với Kingroom qua hotline 0789.500.777 nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc muốn mua bồn cầu chính hãng giá kho nhé!