Hướng dẫn bố trí nhà vệ sinh hài hòa, tiện nghi & tối ưu diện tích

Trong quá trình thiết kế và thi công nhà vệ sinh, cách bố trí nhà vệ sinh sao cho hài hòa, hợp lý luôn được quan tâm nhất. Vậy bạn có biết vì sao cần bố trí nhà vệ sinh hợp lý? Cần nguyên tắc nào cần tuân theo? Hướng dẫn cách bố trí cụ thể thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Lợi ích khi bố trí nhà vệ sinh hài hòa

Trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh, việc bố trí hài hòa & khoa học là một trong những vấn đề quan trọng. Vì điều này không chỉ mang đến sự tiện nghi mà còn góp phần tạo nên một không gian vệ sinh đẹp mắt. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích nổi bật khi không gian vệ sinh được thiết kế hài hòa:

Tối ưu diện tích sử dụng

Với những không gian hạn chế, việc bố trí hợp lý các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, lavabo, vòi sen… sẽ giúp người dùng tận dụng tối đa từng góc nhỏ. Nhờ đó, người dùng có thể lắp đặt được nhiều thiết bị vệ sinh hơn, phục vụ nhu cầu tốt hơn mà không gây cảm giác chật chội. Ngoài ra, việc tận dụng diện tích sử dụng cũng tạo ra sự thông thoáng, đem đến sự thoải mái và tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Tăng tính thẩm mĩ

Nhà vệ sinh không chỉ là nơi để vệ sinh cá nhân mà còn là một phần của không gian sống. Một thiết kế nhà vệ sinh hài hòa với tổng thể ngôi nhà sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ chung. Ngược lại, cách bố trí nhà vệ sinh không hợp lý, không đồng nhất phong cách với căn nhà sẽ khiến chúng trở nên “lạc quẻ” và “vô duyên”. Theo đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho nhà vệ sinh, người dùng cần quan tâm các vấn đề về:

  • Bố trí các thiết bị gọn gàng, ngăn nắp
  • Lựa chọn các thiết bị vệ sinh thống nhất theo 1 phong cách chung
  • Sử dụng các tông màu tươi sáng, dễ chịu
  • Kết hợp trang trí bằng phụ kiện như cây cảnh, đèn chùm, bình hoa,…
Tăng tính thẩm mĩ
Tăng tính thẩm mĩ

Đảm bảo an toàn

Tiêp tới, cách bố trí nhà vệ sinh nhỏ hài hòa còn giúp đảm bảo yếu tố an toàn khi sử dụng. Người dùng có thể lựa chọn và bài trí các thiết bị hợp lý để phòng tránh những rủi ro nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Ví dụ như:

  • Sử dụng tay vịn nhà tắm để tạo điểm tựa chắc chắn, giúp dễ dàng di chuyển cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người đau chân,…
  • Sử dụng vật liệu chống thấm (tấm thảm, dép đi trong phòng,…) có chất lượng tốt để hạn chế trơn trượt, té ngã.
  • Hệ thống điện, ổ cắm không tiếp xúc với khu vực ẩm ướt, tránh chập cháy gây giật điện, phát nổ.
  • Cần có át tổng điện và van tổng nước để xử lý vấn đề nhanh nhất khi có sự cố về điện/nước.
  • Lắp đặt thiết bị ở độ cao vừa phải, hạn chế việc với quá cao/vúi quá thấp đều có thể gây trượt ngã.
  • Trang bị thêm các thiết bị phụ như bo góc cao su tránh va đập, bệ ngồi/ghế nhỏ cho các bé,…

Hợp phong thủy

Đặc biệt, cách bố trí nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phong thủy của căn nhà. Nếu bố trí không hợp phong thủy có thể gây ảnh hưởng xấu tới chủ nhà. Do đó, nếu biết bố trí nhà vệ sinh hài hòa, hợp nguyên tắc phong thủy sẽ rất có lợi với người dùng. 

cách bố trí nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phong thủy của căn nhà
cách bố trí nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phong thủy của căn nhà

Xem thêm các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp, chính hãng tại Kingroom:

-31%
Giá gốc là: 6.500.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.500.000 ₫.
-42%
Giá gốc là: 260.000 ₫.Giá hiện tại là: 150.000 ₫.
-36%
Giá gốc là: 3.650.000 ₫.Giá hiện tại là: 2.350.000 ₫.
-39%
Giá gốc là: 2.850.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.750.000 ₫.
-15%
Giá gốc là: 3.950.000 ₫.Giá hiện tại là: 3.350.000 ₫.
-48%
Giá gốc là: 1.680.000 ₫.Giá hiện tại là: 880.000 ₫.
-41%
Giá gốc là: 2.350.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.380.000 ₫.
-37%
Giá gốc là: 3.560.000 ₫.Giá hiện tại là: 2.250.000 ₫.

4 nguyên tắc “không” khi bố trí nhà vệ sinh

Như đã đề cập, việc bố trí nhà vệ sinh hợp lý không chỉ đảm bảo tiện nghi mà còn ảnh hưởng đến vận khí của cả ngôi nhà. Theo quan niệm phong thủy, việc đặt nhà vệ sinh ở những vị trí không phù hợp có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới chủ nhân. 

Cụ thể, dưới đây là 4 vị trí “không” nên đặt nhà vệ sinh cần tuân theo:

KHÔNG xây nhà vệ sinh hướng Đông Nam và Tây Nam

  • Lý do: Đông Nam và Tây Nam là hai hướng đại diện cho tài lộc và sự thịnh vượng. Việc đặt nhà vệ sinh ở hai hướng này sẽ làm tiêu tán tài khí, ảnh hưởng đến sự giàu có của gia chủ.
  • Hậu quả: Có thể gây ra tình trạng tài chính không ổn định, khó khăn trong kinh doanh, làm ăn thất bại.

KHÔNG xây nhà vệ sinh hướng Bắc và Đông Bắc

  • Lý do: Hướng Bắc và Đông Bắc tượng trưng cho sự nghiệp và danh tiếng. Đặt nhà vệ sinh ở hai hướng này có thể gây trở ngại cho sự nghiệp, làm giảm đi uy tín và danh tiếng của gia chủ.
  • Hậu quả: Có thể gặp nhiều khó khăn trong công việc, thăng tiến chậm, dễ gặp phải thị phi.

KHÔNG đặt nhà vệ sinh ngay chính giữa nhà

  • Lý do: Trung tâm ngôi nhà là vị trí trung tâm của nguồn năng lượng, đặt nhà vệ sinh ở đây sẽ làm ô nhiễm khí trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận khí của các thành viên trong gia đình.
  • Hậu quả: Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh căng thẳng, gia đình bất hòa.

KHÔNG đặt nhà vệ sinh ở cổng hay đối diện cửa chính

  • Lý do: Cổng và cửa chính là nơi đón nhận khí vào nhà, nếu nhà vệ sinh đặt ở vị trí này sẽ khiến khí xấu xâm nhập vào nhà, ảnh hưởng đến tài vận và sức khỏe của gia chủ.
  • Hậu quả: Tài vận suy giảm, sức khỏe kém, dễ gặp phải những điều không may mắn.
Nguyên tắc Không khi thiết kế nhà vệ sinh
Nguyên tắc Không khi thiết kế nhà vệ sinh

Cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh tối ưu theo diện tích

Bố trí cho nhà vệ sinh diện tích nhỏ

Đặc biệt, với các nhà vệ sinh có diện tích nhỏ, người dùng nên bố trí theo nguyên tắc:

  • Tối giản các thiết bị vệ sinh cần lắp đặt: bồn cầu, vòi tắm, lavabo,…
  • Lựa chọn sản phẩm nội thất nhà vệ sinh cỡ nhỏ gọn
  • Ưu tiên các thiết bị có thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản
  • Nên sử dụng các gam màu tươi sáng làm chủ đạo
  • Quan tâm vệ hệ thống thông khí và thoát nước 
  • Tận dụng ánh sáng thiên nhiên từ cửa sổ/giếng trời nếu có
Bố trí cho nhà vệ sinh diện tích nhỏ
Bố trí cho nhà vệ sinh diện tích nhỏ

Bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh vừa

Với các nhà vệ sinh cỡ vừa, có diện tích rộng rãi hơn, người dùng nên bố trí theo cách sau:

  • Có thể lắp đặt nhiều thiết bị vệ sinh hơn: bồn cầu, vòi tắm, bồn tắm, lavabo, tủ đề đồ, giá treo đồ, gương, kệ,…
  • Phân khu rõ ràng nhà vệ sinh và phòng tắm
  • Có thể sử dụng vách ngăn kính/nhựa để tối ưu diện tích
  • Sử dụng nền tông màu sáng, có thể lát sàn màu tối để sạch sẽ hơn
  • Thiết kế đồng bộ với phong cách chung của căn nhà
Bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh vừa
Bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh vừa

Xem thêm: 99+ mẫu nhà vệ sinh đẹp, nội thất nhà tắm hiện đại, sang trọng

Bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh có diện tích lớn

Với những nhà vệ sinh có không gian lớn hẳn, khi bố trí các thiết bị, người dùng nên ưu tiên:

  • Trang bị đầy đủ trọn bộ thiết bị vệ sinh để phục vụ nhu cầu tốt nhất
  • Tách riêng hoàn toàn nhà vệ sinh và nhà tắm để đảm bảo riêng tư, tạo thuận lợi cho nhiều người dùng cùng lúc
  • Quan tâm hệ thống ánh sáng (đèn chùm, đèn âm tường, đèn treo,…) để đem lại độ sáng vừa đủ dịu nhẹ & cảm giác sang trọng
  • Sử dụng thêm các phụ kiện trang trí nhà vệ sinh đẹp mắt hơn: bình hoa, bồn cây xanh, tượng, nước hoa thơm phòng,…
Bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh có diện tích lớn
Bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh có diện tích lớn

Cách bố trí nhà vệ sinh theo từng không gian

Bố trí nhà vệ sinh trong căn hộ chung cư

Với những căn hộ chung cư thường có diện tích không quá lớn, mang phong cách hiện đại, cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý là:

  • Theo phong cách tối giản, hiện đại để tạo sự hài hòa
  • Sử dụng màu trùng với màu gạch trong nhà, ưu tiên các gam màu sáng
  • Chọn dùng các thiết bị vệ sinh nhỏ gọn, tối ưu công năng
  • Có thể dùng vách ngăn chia khu vực tắm & vệ sinh để tăng tính tiện lợi
  • Tối giản các yếu tố trang trí
Bố trí nhà vệ sinh trong căn hộ chung cư
Bố trí nhà vệ sinh trong căn hộ chung cư

Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Trong trường hợp người dùng đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ, việc bố trí cần lưu ý:

  • Không hướng bồn cầu đối diện cửa ra vào
  • Nên đặt nhà vệ sinh trong góc khuất của phòng
  • Tối ưu công năng của nhà vệ sinh, phục vụ tất cả nhu cầu trước khi ngủ
  • Nên sử dụng thêm đồ khử mùi: tinh dầu, máy hút mùi,…
Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Bố trí nhà vệ sinh trong nhà hàng, khách sạn

Ngược lại, với nhà vệ sinh trong các khu vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, cách bố trí không gian này nên theo nguyên tắc:

  • Tập trung vào công năng cơ bản, phục vụ nhu cầu của khách hàng
  • Thiết kế cùng phòng cách với toàn nhà hàng, khách sạn
  • Chú trọng vào hệ thống thông gió, khử mùi,…
  • Nên sử dụng các thiết bị vệ sinh chất lượng để đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng
Bố trí nhà vệ sinh trong nhà hàng, khách sạn
Bố trí nhà vệ sinh trong nhà hàng, khách sạn

Mua thiết bị vệ sinh chính hãng, giá tốt nhất tại Kingroom

Nếu bạn đang cần xây dựng nhà vệ sinh mà chưa biết bố trí ra sao, sử dụng thiết bị vệ sinh nào cho tối ưu, hãy đến ngay với Kingroom nhé! Với danh mục sản phẩm chọn lọc, đảm bảo chất lượng cao, Kingroom tự hào là đơn vị uy tín, chuyên phân phối thiết bị vệ sinh – nội thất nhà tắm cao cấp. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được cam kết đổi trả siêu tốc nếu sản phẩm lỗi & bảo hành 2 lớp từ cả nhà sản xuất và Kingroom. Nội thất Kingroom – Kiến tạo không gian chất lượng, nâng tầm chất lượng cuộc sống!

Một số câu hỏi thường gặp

Có nên đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh?

Câu trả lời: Không nên.

  • Lý do: Bếp tượng trưng cho lửa (hỏa), còn nhà vệ sinh tượng trưng cho nước (thủy). Theo ngũ hành, thủy khắc hỏa, tức là nước sẽ dập tắt lửa. Việc đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh sẽ làm giảm đi sinh khí của bếp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình.
  • Hậu quả: Có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe kém, gia đình bất hòa.
Có nên đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh
Có nên đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh

Có nên lắp đặt nhà vệ sinh bên trên phòng thờ?

Câu trả lời: Không nên.

  • Lý do: Phòng thờ là nơi linh thiêng, là nơi giao tiếp giữa con người và thần linh. Nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân, là nơi chứa đựng những thứ ô uế. Việc đặt nhà vệ sinh trên phòng thờ được xem là một sự bất kính, thiếu tôn trọng đối với tổ tiên.
  • Hậu quả: Có thể gây ra những điều xui xẻo, gia đình gặp nhiều khó khăn, bất hòa.

Có nên thiết kế phòng thờ đặt trên nhà vệ sinh không?

Tương tự như câu hỏi trên, câu trả lời cũng là không nên.

  • Lý do: Như đã giải thích ở trên, nhà vệ sinh là nơi chứa đựng những thứ ô uế, không sạch sẽ. Việc đặt phòng thờ ở vị trí này sẽ làm ô uế không gian thờ cúng, ảnh hưởng đến sự linh thiêng của nơi này.
  • Hậu quả: Gia đình có thể gặp nhiều rủi ro, sức khỏe kém, tài vận suy giảm.

Tóm lại, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tại sao cần bố trí nhà vệ sinh hợp lý & nắm rõ 4 nguyên tắc “không” quan trọng. Hi vọng với hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh theo diện tích & không gian cụ thể sẽ giúp bạn bố trí được không gian vệ sinh hài hòa phong thủy – tiện  nghi – đẹp mắt nhất!